Con lăn băng tải được kết nối với nhau để tạo nên giá đỡ vững chắc giúp vận chuyển hàng hóa trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại.
Băng tải được biết đến là một loại thiết bị công nghiệp giúp hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa, vật tư... Và có lẽ, quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây chính là băng tải con lăn. Cho nền, với mong muốn giúp cho quý khách hàng hiểu hơn cấu tạo cũng như chức năng của các bộ phận cấu tạo nên dòng băng tải này, Cosmovina chúng tôi xin được gửi tới bạn bài viết: “Cấu tạo của con lăn băng tải và công dụng của chúng trong công nghiệp”.
Nhắc đến băng tải con lăn thì ai cũng biết bộ phận quan trọng nhất ở đây chính là dàn con lăn rồi phải không nào? Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem cấu tạo và ứng dụng của chúng trong công nghiệp là như thế nào nhé!
Cấu tạo của con lăn băng tải và công dụng của chúng trong công nghiệp
->> Xem thêm: Lắp đặt băng tải sấy hồng ngoại chuyên nghiệp
Cấu tạo của băng tải con lăn
Cấu tạo của con lăn bao gồm các bộ phận sau: ổ bi, bề mặt con lăn, trục và một số linh kiện kèm.
Con lăn băng tải có cấu tạo khá đơn giản. Chúng được lắp vào trục với một ổ bi, vòng ngoài ổ gắn chặt với con lăn, vòng trong gắn với trục.
Mặc dù có cấu tạo đơn giản. Nhưng để đảm bảo đạt chuẩn kỹ thuật thì lại không hề đơn giản một chút nào. Bởi vì chúng cần phải đạt được các tiêu chuẩn về sự đồng tâm, đồng trục, li tâm tốt. Do vậy, để con lăn băng tải đạt chuẩn quốc tế, có độ bền cao thì thợ gia công phải có một kỹ thuật tốt, các thiết bị máy hỗ trợ kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ.
->> Xem thêm: Cung cấp bàn thao tác sửa chữa cơ khí uy tín
Quy trình chế tạo vỏ con lăn
Các mặt trong và ngoài của vỏ con lăn phải luôn đảm bảo về độ đồng tâm, hình dáng cũng như độ dày của vỏ, yêu cầu không được có sự chênh lệch quá lớn.
Ống thép phải được mài nhẵn phía trong, và không được để lại ba via, nếu không nó sẽ là đối trọng và gây ra lực ly tâm, làm cho con lăn bị rung động mạnh, trong quá trình sản xuất dễ gây hư hỏng.
Khi gia công mặt trong của con lăn(nơi tiếp xúc với vòng ngoài ổ bi) khi lắp vào trục yêu cầu phải gia công thật nhẵn và chính xác để con lăn băng tải vận hành ổn định và có tuổi thọ lâu dài, không ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ hệ thống băng tải.
Mối ghép gối đỡ vòng bi là mối hàn đồng bộ hai đầu tạo thành một khối thống nhất, đảm bảo cho con lăn đứng vững khi truyền tải nặng hoặc chạy tốc độ cao.
Bề mặt con lăn phải luôn đảm bảo độ bóng nhất định.
Công đoạn kế tiếp là thực hiện mối hàn đỡ vòng bi cần được thực hiện tỉ mỉ và chắc chắn để đảm bảo con lăn đừng vững khi hoạt động và cuối cùng là công đoạn đánh bóng cho bề mặt con lăn. Vì mỗi con lăn băng tải có những yêu cầu khác nhau nên chúng tôi luôn tuân thủ quy trình chế tạo con lăn để cho ra những sản phẩm con lăn tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của người dùng.
Trục con lăn có các bề mặt cơ bản là các mặt trụ tròn xoay, mặt ngoài của trục con lăn dùng để lắp ghép với ổ bi và vỏ con lăn. Trục của con lăn là bộ phận rất quan trọng để con lăn có thể vận hành một cách linh hoạt vào không xảy ra các sự cố. Trong quá trình làm việc trục con lăn được lắp trên hai ổ đỡ do đó cần đảm bảo về độ đồng tâm giữa đường tâm trục với các cổ trục. Bề mặt trục con lăn yêu cầu gia công phải đạt độ chính xác, độ bóng bề mặt nên trước khi sử dụng cần gia công mài cho chi tiết.
Trên đây là bài viết liên quan đến cấu tạo của con lăn băng tải và ứng dụng của chúng. Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây để được hỗ trợ giải đáp.
-----------------------
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG HÀ
Địa chỉ: Nhà 68, Đường Mương Nổi, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Điện thoại: 0985.035.888 – 0944.707.888
Email: sales@bulonghoangha.com.vn