Cơ cấu căng băng tải là bộ phận có nhiệm vụ tạo ra lực căng cho tấm băng, làm tấm băng dính chặt vào tang và không bị võ dây băng tải. Giúp cho quá trình hoạt động được trong thời gian dài mà vẫn giữ được sự ổn định.
Thông thường, khi lắp đặt dây chuyền băng tải công nghiệp, mọi thường chỉ quan tâm tới chất liệu và size xem có phù hợp với yêu cầu giao vận, sản xuất sản phẩm hay không, có dễ dàng sử dụng cũng như bảo hành, bảo trì hay không...
Tuy nhiên, có một bộ phận vô cùng quan trọng, giúp duy trì sự ổn định trong khi vận hành mà không phải ai cũng biết đến, đó chính là: “cơ cấu căng băng tải”. Vậy, bộ phận này, hoạt động như thế nào, chức năng chính của chúng trong toàn bộ hệ thống băng tải là gì? Có những cơ cấu căng băng nào đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay?
Tất cả những câu trả lời bạn đang cần tìm cho các câu hỏi trên đều có trong bài viết này. Chính vì vậy, bạn cũng đừng bỏ qua những thông tin quan trọng này nhé!
Trước khi tìm hiểu về chức năng của một bộ phận máy móc bất kì, thì việc đầu tiên chính là bạn phải nắm được khái niệm chính xác về loại máy đó.
Cơ cấu căng băng tải và những điều bạn cần biết
Có thể bạn quan tâm:
Bạn có đang sử dụng băng tải một cách an toàn, hiệu quả?
Những loại vật liệu thường được sử dụng trong gia công cơ khí chính xác
Cơ cấu căng băng tải là gì?
Căng băng tải là bộ phận có nhiệm vụ tạo ra lực căng cho tấm băng, làm tấm băng dính chặt vào tang và không bị võng dây băng tải, giúp cho hệ thống có thể vận hành ổn định trong nhiều giờ liền. Đáp ứng tốt năng suất công việc mà các nhà đầu tư mong muốn.
Cơ cấu căng băng là gì?
Thiết kế của bộ phận căng băng tải
Khi căng băng tải, nhà sản xuất phải tính toán để có được độ căng phù hợp. Bởi khi quá căng sẽ khiến cho các thiết bị băng tải bị bào mòn một cách nhanh chóng. Đồng thời còn làm tăng cao năng lượng tiêu hao trong khi sản xuất.
Nhưng, nếu căng băng tải quá trùng sẽ khiến cho tấm băng bị võng, gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động do băng tải bị va chạm vào các chi tiết khác.
Tuy nhiên, với mỗi loại băng tải khác nhau, sẽ có độ căng băng khác nhau. Không loại nào giống loại nào. Nên, để có thể đảm bảo lựa chọn được thiết bị có độ chuẩn xác cao nhất. Bạn hãy liên hệ ngày với COSMO VIỆT NAM chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ những kỹ sư của chúng tôi.
Các thiết kế cơ cấu băng tải được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay
Đối với các sản phẩm băng tải công nghiệp hiện nay thì có 3 cơ cấu căng băng được sử dụng phổ biến hiện nay chính là:
Căng băng kiểu thanh ren – đai ốc
Đây được xem là cơ cấu căng băng tải đơn giản và được lựa chọn sử dụng rất nhiều hiện nay, bởi chúng có cấu tạo đơn giản, rất dễ dàng trong việc sử dụng. Và điều quan trọng là các chi tiết cấu tạo nên bộ phận căng băng kiểu này có thể dễ dàng mua được. Hơn nữa, các chi tiết cũng không quá nhiều dẫn đến giá thành cho cơ cấu kiểu này cũng rẻ hơn. Rất phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì bản thân cơ cấu căng băng này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: đối với việc căng băng tải có ảnh hưởng tới lái băng, dẫn đến rủi ro khi siết băng quá căng. Khó bảo trì và đòi hỏi băng phải tái căn chỉnh thường xuyên. Nhưng, đối với cơ cấu căng băng kiểu thanh ren – đai ốc, bạn phải căn chỉnh thủ công hoàn toàn. Do đó sẽ gây mất thời gian trong quá trình làm việc.
Căng băng tải kiểu thanh răng – bánh răng
Kiểu căng băng tải thanh răng – bánh răng này sẽ có cấu tạo chiều dài băng khung băng và ăn khớp đồng thời cả 2 thanh răng. Đơn giản bạn chỉ cần quay bánh răng từ một phía, hệ thống sẽ đẩy tịnh tiến cả 2 gối đỡ đều theo phương song song rồi từ đo tạo thêm lực căng.
Nhưng, không có hệ thống máy móc nào là tuyệt đối. Ngay cả kiểu căng băng này cũng vậy. Chúng vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm như:
Ưu điểm:
Cơ cấu căng băng không gây ảnh hưởng tới lái băng, dễ dàng tiếp cận bảo trì và trong quá trình căng băng, hoạt động của băng tải ít xảy ra rủi ro hơn.
Nhược điểm:
Cũng giống với cơ cấu căng băng thanh ren – đai ốc. Cơ cấu căng băng này cũng phải căn chỉnh theo phương pháp thủ công là bằng tay và phải căn chỉnh định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động căng băng được diễn ra được ổn định.
Căng băng kiểu xoay tang
Đối với kiểu cơ cấu này, 1 đầu băng có thể xoay tự động, khi ở vị trí khóa trên băng sẽ trùng lại và ở vị trí khóa dưới băng sẽ căng ra. Và bạn sẽ điều chỉnh tâm băng tải bằng thanh ren.
Ưu điểm của kiểu căng băng này chính là hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới lái băng và việc tiếp cận để bảo trì, vệ sinh cũng diễn ra dễ dàng hơn.
Mặc dù vậy, nhược điểm của kiểu căng băng này chính là ngoài việc phải căng băng bằng tay ra thì chúng còn không bù giãn tự động. Do đó, nếu băng tải bị trượt, bạn phải điều chỉnh lại lực căng của chúng.
Trên đây là bài viết về cơ cấu căng băng tải. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích đối với các bạn.
----------------------------------
Để biết thêm thông tin và nhận báo giá cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ TRỤ VIỆT NAM
Trụ sở kinh doanh: Tầng 7, Tòa nhà An Phú, Số 24 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Nhà xưởng Hà Nội 1: Khu nghiên cứu và Triển khai công nghệ Cổ Nhuế, P.Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Nhà xưởng Hà Nội 2: Thôn 4, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh trì, Hà Nội.
Nhà xưởng Hà Nội 3: Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội.
Nhà xưởng Hồ Chí Minh: Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nhà xưởng Đà Nẵng: Ngã 3 Lê Trọng Tấn Giao Lê Đình Kỵ, Phường Hòa An, Q.Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Điện thoại: 024.66.88.66.86 - Hotline: 0932.488.998