Băng Tải là một thiết bị hỗ trợ công việc vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa, vật tư… từ điểm A đến điểm B theo một đường dẫn được xác định trước.
Hệ thống băng tả trong công nghiệp được xem là hệ thống thiết bị không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực sản xuất. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, Cosmo Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống máy móc vận chuyển công nghiệp này.
Bạn hãy tham khảo để có thêm những thông tin cần thiết nhé.
Đầu tiên, chúng ta sẽ đi từ phần khái niệm trước, xem xem hệ thống băng tải là gì?
Hệ thống băng tải công nghiệp
\Hệ Thống Băng Tải Là Gì?
- Băng tải đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng liên quan đến việc vận chuyển từ vật liệu nhẹ đến vật liệu nặng hoặc cồng kềnh. Hỗ trợ công việc vận chuyển được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với nhiều loại vật liệu.
- Bên cạnh đó, nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống băng chuyền sẽ giúp người lao động giảm thiểu được các tai nạn nghề nghiệp.
- Hiện nay, hệ thống băng tải công nghiệp cũng rất đa dạng tùy theo vị trí, loại sản phẩm đang được di chuyển, khoảng cách mà đối tượng sẽ được di chuyển. Tiêu chuẩn cho băng tải được đo lường và xác định bởi tải trọng tối đa, trọng lượng của sản phẩm, số lượng các mảnh trên một đơn vị thời gian, tải trọng, tốc độ và dòng chảy của vật liệu.
Các loại băng tải trong dây chuyền sản xuất
Băng tải cao su: Chịu nhiệt, sức tải lớn.
Băng tải xích: Khá tốt trong ứng dụng tải dạng chai, sản phẩm cần độ vững chắc.
Băng tải con lăn gồm: băng tải con lăn nhựa, băng tải con lăn nhựa PVC, băng tải con lăn thép mạ kẽm, băng tải con lăn truyền động bằng motor.
Băng tải đứng: vận chuyển hàng hóa theo phương hướng lên thẳng đứng.
Băng tải PVC, PU: Tải nhẹ và thông dụng với kinh tế
Băng tải linh hoạt: Di chuyển. Băng tải góc cong: chuyển hướng sản phẩm 30 đến 180 độ.
Mỗi loại băng tải có một hình dạng, chức năng và ứng dụng khác nhau, cho nên hãy cân nhắc lựa chọn cho mình loại băng tải phù hợp nhất với mục đích sử dụng.
Khái niệm về hệ thống băng tải công nghiệp
Cấu tạo hệ thống băng tải
Thông thường, hệ thống băng tải sẽ có cấu tạo chung như sau:
- Khung băng tải : thường được làm bằng nhôm định hình, thép sơn tĩnh điện hoặc inox.
- Dây băng tải: Thường là dây băng PVC dày 2mm và 3mm hoặc dây băng PU dày 1.5mm.
- Động cơ chuyền động: Động cơ băng tải hiện nay thường dung 2 loại phổ biến:
+ Động cơ liền hộp giảm tốc có dải công suất từ 6W đến 200W.
+ Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, dải công suất thường từ 0.2 KW đến 3.7 KW.
- Bộ điều khiển băng chuyền: Thường gồm có biến tần, sensor, timer, PLC...
- Cơ cấu truyền động gồm có: Rulo kéo, con lăn đỡ, nhông xích, pully dây đai,…
- Hệ thống bàn thao tác trên băng chuyền thường bằng gỗ, thép hoặc inox trên mặt có dán thảm cao su chống tĩnh điện.
- Hệ thống đường khí nén và đường điện có ổ cắm để lấy điện cho các máy dùng trên băng chuyền.
- Ngoài ra thường có thêm đường điện chiếu sáng để công nhân thao tác lắp ráp.
Ứng dụng của hệ thống băng tải công nghiệp
Ứng dụng của hệ thống băng tải công nghiệp
- Hệ thống băng tải được ứng dụng phổ biến hơn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, thi công của doanh nghiệp lớn và nhỏ.
- Ứng dụng nhiều nhất trong các ngành: ô tô, lắp ráp, chế tạo,...Cho sản xuất hóa chất, thực phẩm, bao bì, in ấn, may mặc... Đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trong công việc.
Trên đây là bài viết về hệ thống băng tải trong công nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng vó thể tham khảo các tin tức liên quan khác như: Lắp đặt hệ thống băng chuyền xí nghiệp nên hay không? Và So sánh công nghệ CNC với các máy móc truyền thống trong gia công cơ khí