Do đặc điểm của từng ngành công nghiệp và nhà xưởng, băng tải cao su được thiết kế khác nhau để phù hợp với quá trình sản xuất. Sau một thời gian sử dụng, mối nối băng tải thường bị bong rách hoặc không thể sử dụng được nữa. Nếu hỏng một chút mà thay mới hoàn toàn thì khá tốn chi phí. Vậy nên người ta nghĩ đến phương pháp dán nối. Việc dán nối băng tải cao su quyết định đến 90% tuổi thọ của mỗi thiết bị. Hôm nay, Cosmovina sẽ mách bạn cách dán nối băng tải cao su dễ dàng để có thể tiếp tục sử dụng chúng.
1. Cách dán nối băng tải cao su bằng ghim
Đây là cách dán nối băng tải cao su được sử dụng đối với những loại băng tải cỡ lớn như băng tải trong các quặng than đá, khoáng sản,... Ứng dụng cách dán nối này khi dây chuyền hoạt động với cường độ ít, vận chuyển vật liệu có trọng lượng nhẹ.
Ưu điểm: Phương pháp nối băng tải cao su bằng ghim được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, giá thành rẻ. Đặc biệt là không cần phải tháo dỡ máy móc để thực hiện.
Nhược điểm: phương pháp tạo ra những chỗ trống để làm rách và làm giảm tuổi thọ của băng tải. Làm giảm lực kéo, gây tiếng ồn lớn và nhiều khi làm ảnh hưởng đến tốc độ của thiết bị, mất thời gian và chi phí sửa chữa,...
2. Cách dán nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nguội
Đây là phương pháp dùng keo để dán nối băng tải cao su trực tiếp. Các loại keo dán thường được sử dụng cho phương pháp này là Tiptop, Nilos TL70, SC 2000,... Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần chú ý đến việc sử dụng đúng loại keo và áp dụng đúng kỹ thuật dán.
Ưu điểm: mối nối bền chắc và đẹp. Giúp tăng tuổi thọ băng tải hơn so với mỗi nối ghim. Độ kéo tốt hơn, giảm bớt chi phí không đáng có trong sản xuất, thời gian hoạt động lâu dài, không gây tiếng ồn,...
Nhược điểm: giá thành cao, tốn nhiều nhân công, chi phí lao động, thời gian thực hiện lâu hơn.
Có thể thấy tuy cách dán nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nguội có giá thành cao. Tuy nhiên nó chưa phải là quá đắt đỏ, hơn nữa phương pháp này chứa nhiều ưu điểm. Nhờ đó nó được sử dụng phổ biến, hiệu suất hoạt động môi trường làm việc như trạm trộn, tải đá, tải than,...
3. Cách dán nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng (lưu hóa hay dán ép nhiệt)
Phương pháp này được thực hiện tương tự như dán nguội, nhưng thêm bước cuối cùng là phải gia nhiệt cho mối nối. Cách nối băng tải cao su bằng phương pháp dán nóng khá thông dụng hiện nay. Mối nối có độ bền cao hơn so với phương pháp dán nguội. Thích hợp với doanh nghiệp làm việc trong môi trường cần chịu tải lớn, độ bền cao như nhà máy trạm trộn, tải than,...
Ưu điểm: mối nối đẹp và chất lượng, gần như không trông thấy vết nối. Độ bền cao, chịu kéo tốt, đảm bảo tuổi thọ cao hơn 2 phương pháp trên.
Nhược điểm: mức giá thành cao nhất trong 3 phương pháp dán nối băng tải cao su. Do sử dụng máy móc cồng kềnh, tốn nhân công và cần thêm cao su non.
XEM THÊM:
- Băng tải chống tĩnh điện là gì? Ưu điểm của băng tải này
- Một số sự cố khi vận hành băng tải cao su
Trên đây là tổng hợp 3 phương pháp dán nối băng tải cao su được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đầu tư hệ thống băng tải chất lượng cao, công nghệ tiên tiến chính là bước đầu thành công của hệ thống sản xuất, vận chuyển nhà xưởng. Do đó, bạn hãy tìm đến những đơn vị cung cấp băng tải uy tín, chất lượng trên thị trường.
Cosmo Việt Nam (Cosmovina) là đơn vị chuyên cung cấp, sản xuất, lắp đặt hệ thống băng tải, băng chuyền theo yêu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu về một hệ thống băng tải chất lượng, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
----------------------------------
COSMO VIỆT NAM
Địa chỉ: số 6, phố An Sinh, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024.66.88.66.86 - Hotline: 0932.488.998
Fanpage: www.facebook.com/xuonggiacongcokhiHaNoivn
Website: www.cosmovina.com