Sự khác nhau giữa băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp

15/07/2021

Sự khác nhau giữa băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp

Cosmovina – Sự khác nhau giữa băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp        

Hiện nay, trên thị trường, có hai loại băng tải con lăn phổ biến là băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng sử dụng được hai loại băng tải này. Do đó, để biết được khi nào sử dụng băng tải con lăn nhựa, khi nào sử dụng băng tải con lăn xếp thì bạn hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai loại băng tải này qua bài viết bên dưới đây của Cosmovina chúng tôi nhé.

Điểm khác nhau của băng tải con lăn nhựa với băng tải con lăn xếp

Băng tải con lăn xếp là giải pháp hiệu quả dành cho các doanh nghiệp. Được áp dụng trong nhiều quy mô, phạm vi hoạt động, loại băng tải này đã giải phóng sức lao động của nhân công và hạn chế thời gian làm việc đến mức thấp nhất. Với khả năng bẻ cong linh hoạt với nhiều góc từ 30 đến 180 độ  giúp người dùng điều khiển độ co dãn của băng tải tùy theo mong muốn của mình. Tính di động cũng là một ưu thế khiến băng tải được sử dụng trong nhiều không gian chật hẹp, gồ ghề.

Sự khác nhau giữa băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp    

Băng tải con lăn nhựa có những đặc điểm tương tự như băng tải con lăn xếp. Và cũng có những điểm khác biệt để dễ dàng “nhận diện”.

Là sản phẩm được cấu tạo nên từ chất liệu nhựa cao cấp. Mang đặc tính nhẹ, độ cơ động cao.  Tuy sản phẩm được tạo nên từ nhựa với trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, khả năng đàn hồi và chịu nhiệt cao. Lắp đặt, sửa chữa đơn giản mà chi phí lại rẻ. Có 2 loại phổ biến là băng tải con lăn tự do dạng thẳng và băng tải con lăn côn được lắp ráp thành góc 90º, 180º.

Băng tải sử dụng các loại con lăn nhựa như:     

Nhựa Teflon (PTFE):

Hệ số ma sát thấp. Không bám dính bề mặt với bất cứ loại vật liệu nào.

Độ cách điện cao.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ nóng chảy cao. Chịu được môi trường hóa học mà không phản ứng với hóa chất nào.

Nhựa PA (Polyamid):

Bề mặt nhẵn, chịu lực tốt, ít bị ăn mòn, không tạo ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động.

Chịu nhiệt tốt, dù trong thời tiết nóng và lạnh vẫn đảm bảo việc vận hành.

Con lăn nhựa PVC: Làm việc tốt trong  những môi trường có tính axit và kiềm ở nồng độ cao.

Nhựa POM (Polyoxy Methylene Resin ):

Bề mặt dày, mịn , độ cứng và độ bóng cao.

POM được làm từ copolymer. Loại vật liệu có sự ổn định nhiệt tốt, ổn định hóa học và dễ chế biến.

Nhựa Nilon: Độ dẻo dai cao, chịu mài mòn.

Cấu tạo và các thông số kỹ thuật:

Kích thước:

Chiều dài chuẩn : 330mm một thanh.

Chiều rộng: 450mm.

Chiều cao chuẩn: 80mm.

Thanh 1m thường có 9 hàng con lăn.

Trọng lượng: 21kg.

Khung C có U60 x15 x 5mm .

Cốt con lăn: Ø8mm làm từ thép mạ kẽm.

Tâm giữa các con lăn có khoảng cách từ 100mm.

Con lăn nhựa: Ø 50. Sử dụng nhựa PTFE, PA, PVC, POM, Nilon,... tùy theo nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên, khách hàng có thể đặt hàng theo các thông số kỹ thuật mà mình mong muốn.

Nhờ những ưu điểm như gọn nhẹ, vận hành nhanh chóng, linh hoạt; lắp đặt đơn giản; độ bền cao, chịu áp lực mạnh và vệ sinh bảo dưỡng dễ dàng, tuổi thọ cao mà băng tải con lăn xếp được áp dụng rộng rãi trong việc vận chuyển các sản phẩm như thùng hàng carton, khung pallet, xăng dầu,... Ở mọi địa hình, băng tải đều có thể phát huy vai trò của mình.

Có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý khi lựa chọn hệ thống băng chuyền tự động

Vì sao nên sử dụng băng tải inox để tăng năng suất làm việc?

Trên đây là bài viết về sự khác nhau giữa băng tải con lăn nhựa và băng tải con lăn xếp. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Nhắn tin Facebook Chat Zalo:0932.488.998
icon icon icon