Các sản phẩm đúc khuôn từ hỗn hợp chất đàn hồi hay vật liệu cao su (rubber mouldings), được tạo thành bằng việc định hình ép buộc vật liệu cao su hay các hỗn hợp chất đàn hồi (elastomeric compounds) vào bên trong khuôn dưới tác dụng của nhiệt độ lưu hóa và lực ép khuôn giúp điền đầy sản phẩm.
Các phương pháp đúc khuôn thường được sử dụng cho việc tạo thành sản phẩm cao su kỹ thuật như: Sự ép nén trên máy ép thủy lực, hiện đại hơn là phương pháp bơm tiêm (Injection molding).
Tìm hiểu về khuôn đúc cao su trong gia công cơ khí chính xác
Quy trình đúc cao su
Sản phẩm đúc cao su được tạo ra bằng cách nhấn một khối cao su vào một khoang kim loại đúc cao su (gọi là khuôn đúc cao su). Cao su sau đó được tiếp xúc với nhiệt, kích hoạt phản ứng hóa học, các phần tử bên trong khối cao su được định hình theo hình dáng mong muốn ( theo biên dạng của khuôn cao su.)
Tất cả các nhà sản xuất cao su đều sử dụng phương pháp nhiệt và áp suất để tạo thành các sản phẩm cao su đúc. Ba phương pháp phổ biến nhất trong quá trình đúc cao su là ép phun cao su, ép nén cao su và khuôn đúc định hình
Những điều nên biết về khuôn Đúc Cao Su
Với các sản phẩm làm bằng cao su thì việc đúc cao su là việc làm nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, công việc quan trọng nhất của người đi đặt hàng là phải đánh giá khuôn như nào. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về việc đặt gia công khuôn đúc cao su như nào một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Điều đầu bạn cần biết về cao su. Cao su có hai loại là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Cao su tự nhiên được lấy từ mủ cây cao su. Còn cao su tổng hợp thì được tổng hợp từ than đá. Ngày nay các sản phẩm chủ yếu là cao su tổng hợp do giá thành rẻ, có nhiều cơ tính hơn cao su tự nhiên.
Phân loại và cấu tạo khuôn đúc cao su
Việc chọn gia công khuôn cao su yêu cầu bạn phải hiểu qua về cấu tạo khuôn cao su. Khuôn cao su được chia ra thành hai loại chính. Khuôn cao su ép tức và khuôn cao su ép buồng. Khuôn ép tức là khuôn đúc ra cao su bằng việc nung nóng khuôn sau đó thợ máy sẽ đưa các miếng cao su được định lượng trước vào khuôn, thớt trên ép xuống thớt dưới, sau một khoảng thời gian lưu hóa sẽ định hình ra sản phẩm cao su. Còn ép buồng hay ép phun thì không cần thợ máy bỏ cao su vào từng hốc khuôn, mà cao su nóng chảy sẽ được đẩy vào khuôn qua các cổng phun. Ép tức thường được dùng trong sản xuất số lượng ít hoặc chưa có điều kiện mua máy ép phun. Ép buồng thường được dùng trong sản xuất số lượng nhiều, tự động và hiệu quả hơn.
Các bộ phận chính của khuôn đúc cao su
- Khuôn trên, khuôn dưới: đây là hai phần chính của khuôn, nó định hình cao su khi ép và tạo ra sản phẩm khách hàng cần.
- Dẫn hướng khuôn: đây là bộ phận định vị và dẫn hướng để khuôn trên khi ép xuống sẽ vào đúng vị trí cần ăn khớp với khuôn dưới. Dẫn hướng này được lắp vào khuôn trên, và có độ dài phụ thuộc vào việc đặt liệu. Dẫn hướng hay chốt khuôn phải được tôi cứng, mài chính xác để đảm bảo thời gian hoạt động và tính ăn khớp của khuôn.
- Tai khuôn: tai khuôn được bắt vào khuôn trên để mở khuôn trong trường hợp mở khuôn bằng tay. Tai khuôn thường được thiết kế vừa với tay của người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Những điều bạn cần biết về băng tải xích nhựa
Điều kiện sử dụng đối với băng tải cao su chịu nhiệt
Các tiêu chí đánh giá của khuôn đúc cao su
Kỹ năng thiết kế
Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên khi trao đổi về khuôn đúc cao su. Ngoài việc biết vẽ, để thiết kế được cần hiểu rất rõ về vật liệu cao su, độ co ngót, quá trình đúc sản phẩm và cả khả năng gia công khuôn theo thiết kế. Đó là một kỹ năng tổng hợp và chuyên sâu.
Độ chính xác gia công
Đây là yếu tố quan trọng vì nếu khuôn gia công không chính xác thì không thể tạo ra các sản phẩm chính xác được. Khi úp vào các thớt trên và dưới lệch nhau, sản phẩm đúc ra sẽ bị méo mó, lệch nhìn rất xấu và có thể không sử dụng được. Để đảm bảo yếu tố này cần các máy gia công cnc chính xác và tập thể có tay nghề gia công.
Độ bóng lòng khuôn
Nếu khuôn không đạt được độ bóng thì khi đúc cao su sẽ dính lại lòng khuôn rất khó khăn cho thao tác lần sau. Mà một điều vô cùng quan trọng khác là bề mặt sản phẩm sẽ lỗ chỗ không đạt yêu cầu. Để đảm bảo yếu tố này cần phải gia công cnc tinh, sau đó đánh bóng qua nhiều bước để đạt được chất lượng bề mặt yêu cầu.
Lưỡi cắt vỉa
Để sau khi đúc, tách sản phẩm dễ dàng thì phải có lưỡi cắt via tốt. Lưỡi cắt via tốt là lưỡi cắt đảm bảo sản phẩm sau đúc khi tách ra phải nhẹ nhàng, không để lại via dăm. Và một yếu tố quan trọng nữa là phải đảm bảo thời gian sử dụng. Nhiều khuôn sau khi xử dụng một thời gian ngắn thì lưỡi cắt via hay bị cùn đi, do lưỡi cắt ban đầu quá mỏng. Để lưỡi cắt via vừa sắc vừa bền thì yêu cầu bên gia công phải có quy trình gia công, đánh bóng,mài một cách tối ưu. Để vừa kiểm soát được kích thước vừa kiểm soát được độ rộng lưỡi cắt. Lưỡi cắt via thường được để 0,1 mm. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm yêu cầu mỏng hơn hoặc dầy hơn.
Rãnh thoát khí
Khuôn cao su luôn cần rãnh thoát khí để lượng liệu thừa khi đặt vào khuôn sẽ chảy ra ngoài. Rãnh thoát khí thường có độ rộng 4 mm, sâu 0,5 mm và được phân bố đều trên mặt khuôn.
Nạy khuôn
Khi đặt khuôn nếu bạn không lưu ý vấn đề này thì sau khi đúc sẽ không thể tách được hai nửa khuôn ra. Rãnh nạy khuôn thường dài 30mm và sâu ̀ mm.
Trên đây là bài viết về khuôn đúc cao su trong gia công cơ khí chính xác. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.