Phương pháp gia công phay mặt phẳng được phân chia thành 3 loại. Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng biệt.
Nếu như trong các bài viết trước đây, Cosmo Việt Nam đã giới thiệu đến bạn những bài viết với chủ đề như: “So sánh công nghệ CNC với các máy móc truyền thống trong gia công cơ khí” hay “Công nghệ EDM - Hệ thống gia công bằng tia lửa điện phổ biến nhất hiện nay”… Vậy thì hôm nay, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn những thông tin có liên quan đến phương pháp gia công cơ khí phay mặt phẳng.
Vậy phương pháp phay mặt phẳng này có gì khác với phương pháp phay thông thường? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây nhé.
Thông thường, mọi người chỉ biết đến hình thức gia công phay cnc – là thực hiện gia công dựa vào chương trình được thiết lập trên máy tính. Công nghệ này có thể giúp bạn phay được nhiều bên dạng trên bề mặt khác nhau như: mặt phẳng, gờ lồi, các rãnh, các mặt định hình, gia công các mặt tròn xoay, trục then hoa,... gia công ren, bánh răng…
Nhưng, so với phay cnc thì phay mặt phẳng lại được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều. Vì sao lại như vậy thì chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu cho tiết qua phần đầu tiên là phân loại phương pháp phay mặt phẳng.
Phương pháp phay mặt phẳng được phân thành 3 loại như sau:
Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của phương pháp gia công Phay mặt phẳng
Phay mặt phẳng bằng dao phay trụ
Trong phương pháp này, chúng cũng được phân ra thành hai loại dựa theo kết cấu của dao: là dao phay trụ răng thẳng và dao phay trụ răng xoắn.
- Trong gia công phay thô, người ta sẽ sử dụng dao trụ răng thẳng. Bởi loại dao này có nhược điểm là lưỡi cắt của dao hoạt động không liên tục, dẫn đến va đập. Làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt.
- Còn đối với gia công tinh, thì dao phay trụ răng xoắn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi, nhờ vào kết cấu lưỡi cắt nghiêng xoắn nên lực cắt êm, mức rung độ thấp, đồng thời tính chính xác lại vô cùng cao.
Phay mặt phẳng bằng dao Phay mặt đầu
*Đặc điểm:
Dao phay mặt đầu thường có 2 loại là:
- Dao phay mặt đầu liền khối, tức là dao có cấu tạo liền khối bằng thép gió
- Dao phay mặt đầu ghép mảnh với răng dao được ghép với các mảnh hợp lim cứng.
Ngày nay thì thường sử dụng dao phay mặt đầu ghép mảnh hợp kim cứng vì cho năng xuất rất cao và khi bị hỏng me lưỡi cắt thì chỉ cần thay mảnh dao mới, tiết kiệm được vật liệu và thời gian mài dao.
*Ưu điểm:
Độ cứng vững cao hơn các loại dao khác vì đường kính dao lớn, trục gá dao ngắn và nhiều lưỡi cắt cùng tham gia cắt và gia công đồng thời nhiều bề mặt
Việc gắn mảnh dao, mỗi mảnh dao thường có nhiều lưỡi cắt( từ 2-6 lưỡi) nên dễ thay thế và mài lại khi bị mòn.
* Nhược điểm:
Rung động lớn, phải tính toán gá đặt làm sao để nâng cao độ cứng vững.
* Phạm vi sử dụng:
Nhờ vào đường kính của dao lớn, cho nên có thể sử dụng gia công với nhiều bề mặt lớn nhỏ với nhiều kích thước khác nhau
* Một số biện pháp công nghệ:
Với dao phay mặt đầu có thể cắt cả chu vi bằng cách sử dụng dao cắt hoặc mảnh dao lưỡi cắt hướng chu vi
Sử dụng pháy phay ngang phay mặt đầu.
Ưu, nhược điểm của phay mặt phẳng
Phay mặt đầu bằng dao phay ngón hoặc dao phay đĩa
Vì kích thước đường kính của dao thường là không lớn lắm nên năng suất không được cao, chính vì vậy ít dùng và theo điều kiện cơ sở vật chất của xưởng hoặc thường dùng để Phay rãnh.
Trên đây là bài viết về tìm hiểu về phương pháp phay mặt phẳng. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết của chúng tôi